Chăm chỉ tụng kinh cầu khấn, nhưng liệu Đức Phật có tha thứ cho những tội lỗi ta đã gây ra không?

 

Chăm chỉ tụng kinh cầu khấn, nhưng liệu Đức Phật có tha thứ cho những tội lỗi ta đã gây ra không?

Rất nhiều người khi làm sai việc gì đó đã tìm sự bình yên trong lòng bằng cách tụng kinh, niệm Phật sám hối và khẩn cầu được xá tội. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, liệu rằng Đức Phật có tha thứ cho những tội lỗi ta đã gây ra không?

1. Tội lỗi là gì?


Muốn biết Đức Phật có tha thứ cho những tội lỗi ta đã gây ra không, trước hết cần hiểu được tội lỗi là gì?
 
Trong giáo lý nhà Phật, chữ “tội lỗi” để chỉ những hành vi bất thiện. Đó là: hành động bất thiện, lời nói bất thiện, tư tưởng bất thiện. Ba điều bất thiện này được gọi chung là “akusala”.
 
Lời Phật dạy rằng, tội lỗi là một trong những thuộc tính cơ bản của chúng sanh. Chúng tồn tại song song với sự xuất hiện của con người trên đời này.
Duc Phat co tha thu cho nhung toi loi ta da gay ra khong

 

Dù bất kể là ai, trước khi được sinh ra, tội tỗi hay nghiệp đã đóng vai trò chi phối, là tác nhân hình thành nên bản tính, nhân cách, hình dáng, hoàn cảnh… của mỗi cá nhân ở kiếp này.
 

Có thể nói, con người là sự kế thừa tội lỗi, nghiệp báo của chính mình. Cho nên,
Khi chưa trở thành các bậc Thánh, ai cũng giống nhau là thân đều mang tội. Có khác chăng chỉ là mức độ gây tội, tạo nghiệp nhiều hay ít, ở phương diện này hay phương diện kia mà thôi.
 
Theo tuệ giác của Thế Tôn, những hành vi tội lỗi kéo theo sự bất thiện được sinh ra ở mỗi việc làm, hành động và suy nghĩ của con người.

2. Hậu quả của tội lỗi

 
Hậu quả mà tội lỗi gây ra là làm hư hỏng mình và hư hỏng cả người khác, tự làm dơ bẩn mình và làm vấy bẩn người khác, cũng như tự phá huỷ tiềm năng tự hoàn thiện của mình và phá hủy cả tiềm năng của người khác.
 
Mà tự làm hư hỏng mình tức là tự gây khổ cho mình, như vậy thì đừng trách sao đời mãi chìm trong bể khổ. 

Duc Phat co tha thu cho nhung toi loi ta da gay ra khong 2
 

Đại thi hào Nguyễn Du từng viết trong Truyện Kiều: “Cứ tìm những chốn đoạn trường mà đi”. Tức là không tìm những con đường an lành, sáng sủa mà đi, trái lại cứ đâm đầu vào chốn đoạn trường (đoạn trường tức là đứt ruột, đau khổ).

Tự mình phá hỏng mình thay vì hoàn thiện mình, tức là tự làm mình thui chột, xuống dốc thay vì nỗ lực để mạnh mẽ đi lên. Không chỉ làm vậy với mình mà còn đồng thời kéo theo cả người khác cũng thế, đó chính là tội lỗi.
 
Nói cách khác, tội lỗi chính là cái làm hư hỏng tính người của chúng ta, ngăn chặn tự do, hạnh phúc, không cho ta sống cuộc đời an yên.
 

3. Ý thức của con người về tội lỗi

 
Thực tế, hầu hết mọi người, ai cũng có ý thức về tội lỗi. Ai cũng biết rằng điều này là không đúng, điều này là không tốt, điều này không đẹp, điều này không nên…
 
Những cái không đúng, không tốt, không hay đó vừa do xã hội dạy cho chúng ta, mà cũng vừa do bẩm sinh bên trong chúng ta tự nhận thức được. Đó chính là cái bên trong mà ta vẫn gọi là lương tâm, thiện tâm.
 
Nhờ có ý thức về những điều đó nên khi làm điều không đúng, không tốt, không đẹp, nhẹ thì ta thường cảm thấy bất an, lo lắng, ăn năn; mà nặng thì sẽ mất ăn mất ngủ, cảm thấy bản thân có tội với xã hội và với cả chính mình.
 
Ý thức về tội lỗi thoạt nhìn có vẻ tiêu cực nhưng nó chính là thước đo để con người tự hoàn thiện bản thân. Nhờ ý thức này mà có thể phân biệt được phần “con” và phần “người” trong mỗi con người. Sám hối có xóa sạch được tội lỗi?

Duc Phat co tha thu cho nhung toi loi ta da gay ra khong 4
 

Điều cốt lõi là con người cần phải tự thân biết rõ rằng tội lỗi là điều xấu xa cần phải tránh. Khi còn trong thân phận của chúng sanh, biết rõ những hạn chế, thói hư tật xấu của mình để sửa đổi, phấn đấu vươn lên, loại trừ cái ác, tự hoàn thiện bản thân là điều cần thiết nhất.
 

Con người sở dĩ càng ngày càng gây ra nhiều tội lỗi, một phần là do không tự nhận thức được điều xấu điều ác. Nguy hiểm hơn là họ có suy nghĩ cái xấu ác tồn tại với số đông là điều bình thường, cho nên không ít người thậm chí còn tự mãn với thói tham sân si của mình. Thế nào là THAM, SÂN, SI? Làm sao để kiềm chế?
 
Hơn ai hết, con người và đặc biệt là những người con Phật tử cần phải hiểu rõ mọi hành vi do bản thân làm ra nhằm kiểm soát, làm chủ để không phạm phải những cái xấu cái ác. 
 
Để đạt đến sự hoàn thiện, không tội lỗi là cả một quá trình rất dài. Nền tảng của quá trình đó chính là trí tuệ, thông thấu để cố gắng không tạo thêm nhiều tội lỗi và nhận ra rằng mọi tội lỗi đều xuất phát từ tâm. Tâm thiện, tâm thanh tịnh thì nghiệp tội cũng không xảy đến.
 

4. Đức Phật có tha thứ cho những tội lỗi ta đã gây ra không?

 
Vậy xét cho cùng, liệu Đức Phật có tha thứ cho những tội lỗi ta đã gây ra không?
 
Giả sử bây giờ con người cứ làm ra những hành vi xấu xa, độc ác, bất thiện, làm xong lại đến gặp Đức Phật để cầu xin ngài tha thứ: “Xin Ngài thứ tội cho con!”
 
Liệu rằng khi đó, Đức Phật có tha thứ cho những tội lỗi ta đã gây ra không? Câu trả lời
là Không!
Đức Phật không thể tha thứ cho tội lỗi của bất cứ ai, đơn giản bởi không ai và chính Đức Phật cũng không đủ thẩm quyền và năng lực để thứ tội cho người khác được.
 
Tội lỗi, chính bản thân nó đã là tội chứ không phải vì Đức Phật nói rằng “đó là tội lỗi” thì nó mới thành tội. Và vì nó là tội lỗi nên Đức Phật mới nói nó là tội lỗi, chứ Ngài không hề sáng tạo ra nó.
 
Khi gây ra tội lỗi, đó là do hành động của chúng ta, là do bản ngã và cái tâm bất thiện của ta gây ra. Không ai có thể xóa bỏ hành động đó cho ta vì dù có sám hối thế nào, có tụng bao nhiêu quyển kinh, có quỳ mòn gối hối tội ra sao thì hành động đó cũng được thực hiện rồi.
 
Bởi vậy, Đức Phật không thể tha thứ tội lỗi cho ai, và cũng không ai tha thứ được cho tội của người khác. 
 
Nói vậy không có nghĩa Đức Phật không muốn tha thứ tội lỗi cho người phạm phải, mà là đây là điều không thể.
 
Đức Phật có tình thương bao la, quảng đại với tất cả chúng sanh, nhưng tình thương của Ngài là một thứ tình cảm vô cùng trong sáng, không bị nhiễm tạp bởi tham sân si.

Duc Phat co tha thu cho nhung toi loi ta da gay ra khong 3
 

Đức Phật có tâm từ ái, mong muốn tất cả chúng sang được sống yên vui, hạnh phúc. Ngài cũng có tâm đại bi, mong cho tất cả chúng sanh được thoát khỏi bể khổ.
 

Chúng sanh ở đây bao gồm tất cả mọi người chứ không chỉ riêng những đệ tử theo Đức Phật. Dù là người theo Phật hay không, Ngài vẫn có tình thương tâm bi, đối xử bình đẳng với tất cả, không chừa một ai.
 
Tấm lòng từ bi quảng đại của Đức Phật bao dung chúng sanh, nhưng không có nghĩa Ngài tha thứ được cho mọi tội lỗi mà con người đã gây ra. Cách duy nhất để đạt được sự bình yên trong tâm hồn chính là ngăn chặn tội lỗi xảy ra khi chúng còn chưa xuất hiện.
 
Muốn tội lỗi không còn nữa, chúng ta phải tiêu diệt cái nguyên chính gây ra tội lỗi, tức những ý nghĩa xúi giục mình làm bậy, nói bậy, nghĩ bậy. Một khi đã thực tâm sám hối thì sẽ không còn muốn làm, muốn nghĩ, muốn nói những thứ xằng bậy, lộn xộn đó nữa.

Đọc thêm: Lời Phật dạy về sám hối: Làm người phải biết “hối” mới mong nhẹ nghiệp
 
Và quan trọng không kém đó chính là cần phải có ý thức về tội lỗi, bởi ý thức tội lỗi sẽ cứu độ chúng ta, phục hồi tính thiện của ta. Một khi đã biết rằng tội lỗi hay nghiệp chướng là những cái ngăn cản, che mắt ta làm những điều đúng đắn thì ta chắc chắn sẽ không để chúng được tác loạn.
 
Ý thức về tội lỗi không phải để sợ hãi mà chính là động lực để vươn lên, tiến đến chân thiện mỹ của con người và xã hội. Vậy nên đừng bao giờ hỏi Đức Phật có tha thứ cho những tội lỗi ta gây ra không, bởi Ngài không đủ thẩm quyền. Người mà ta nên hỏi câu đó chính là bản thân mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0705665349
Liên hệ