Bản ngã là địa ngục

Chính bản ngã là địa ngục. Một khi bản ngã không có đó, thì không có địa ngục. Bản ngã tạo ra các cấu trúc quanh bạn, cái làm cho bạn khổ. Bản ngã hoạt động như vết thương – thế thì mọi sự bắt đầu làm đau nó. Cái ‘tôi’ là địa ngục.
Đó là lí do tại sao Phật nói đạt tới vô ngã. Cái ngã là địa ngục, vô ngã là thiên đường. Không hiện hữu là trong thiên đường. Hiện hữu bao giờ cũng là trong địa ngục.
Bạn có phải chấp nhận địa ngục trước khi bạn có thể tìm ra phúc lạc không?
Bạn phải hiểu địa ngục. Bởi vì nếu bạn không hiểu địa ngục, bạn sẽ không bao giờ có khả năng thoát ra khỏi nó. Và để hiểu, chấp nhận là điều phải làm. Bạn không thể hiểu được cái gì nếu bạn phủ nhận nó.
Đó là điều chúng ta đã từng làm. Chúng ta cứ không thừa nhận bản thể mình. Chúng ta cứ phủ nhận – ‘Cái này không phải là tôi.’ Đó là điều Jean-Paul Sartre nói – người khác là địa ngục. Khi bạn phủ nhận cái gì đó trong mình, bạn phóng chiếu nó lên người khác. Nhìn vào cơ chế của phóng chiếu đi. Bất kì cái gì bạn phủ nhận trong bản thân mình, bạn phóng chiếu nó lên người khác. Bạn phải đặt nó vào đâu đó. Nó ở đó, bạn biết.
Một người đàn bà nói rằng, cô ấy đã trở nên rất sợ là chồng cô ấy sẽ giết cô ấy. Bây giờ cô ấy có một người chồng rất giản dị và tuyệt vời, một người rất giản dị. Điều đó gần như vô lí – cái ý tưởng rằng anh ấy sẽ giết cô ấy.
Khi cô ấy nói điều đó, người chồng bắt đầu khóc. Chính ý tưởng đó vô lí thế, nước mắt bắt đầu lăn dài từ mắt anh ấy. Rất hiếm khi thấy người đàn ông khóc, bởi vì đàn ông đã được huấn luyện để không khóc. Anh ấy đã cảm thấy điều đó – làm gì đây? Và người đàn bà nghĩ rằng bất kì khoảnh khắc nào người chồng cũng sẽ bóp nghẹt cô ấy. Cô ấy cảm thấy tay anh ấy chẹn lên cổ cô ấy trong bóng tối.
Bây giờ, điều gì xảy ra? Thế rồi dần dần cô ấy nói về những điều khác. Cô ấy không có con, và cô ấy cần đứa con một cách tuyệt vọng. Và cô ấy nói rằng nhìn vào con người khác cô ấy cảm thấy rằng cô ấy muốn giết chúng. Bây giờ mọi sự thành rõ ràng. Bây giờ không cái gì phức tạp cả. Cô ấy nói cô ấy muốn giết trẻ con – con của người khác – bởi vì cô ấy không có con và cô ấy không thích bất kì ai khác là mẹ. Bây giờ kẻ giết người này ở trong cô ấy, và cô ấy không muốn chấp nhận điều đó. Điều đó phải được phóng chiếu lên ai đó khác. Cô ấy không thể chấp nhận được rằng cô ấy có bản năng giết người trong mình; điều đó phải được phóng chiếu. Rất khó để chấp nhận rằng bạn là kẻ giết người, hay rằng bạn có ý tưởng giết trẻ con.
Bây giờ, chồng là người gần gũi nhất, người sẵn có nhất để bị phóng chiếu lên, gần giống như màn ảnh – bạn có thể phóng chiếu. Bây giờ người đàn ông đáng thương này đang khóc còn người đàn bà nghĩ anh ấy sẽ giết cô ấy.
Trong vô thức sâu cô ấy thậm chí có thể có ý tưởng giết chồng, bởi vì cô ấy phải có logic này bên trong – rằng vì người đàn ông này mà cô ấy không có mang. Nếu cô ấy mà sống cùng với người đàn ông khác, cô ấy đã thành người mẹ. Cô ấy sẽ không chấp nhận điều đó trên bề mặt. Sâu bên dưới, bởi vì người đàn ông này, bởi vì người đàn ông này là chồng cô ấy, cô ấy đã không có khả năng trở thành người mẹ.
Ở đâu đó trong vô thức có một bóng dáng khao khát rằng nếu người đàn ông này chết đi, cô ấy sẽ có khả năng tìm người đàn ông khác – hay cái gì đó giống vậy. Và thế rồi ý tưởng là cô ấy thích giết con người khác… Cô ấy đang phóng chiếu nó. Bây giờ, bạn phóng chiếu ý tưởng của mình lên người khác, thế rồi bạn trở nên kinh sợ. Thế thì người đàn ông này trông như kẻ giết người.
Điều này tất cả chúng ta đều làm. Nếu bạn có một phần nào đó trong bản thể mình bị phủ nhận, bị chối bỏ, bạn sẽ để nó vào đâu? Bạn sẽ phải để nó vào ai đó. Cho nên người Hindus cứ phóng chiếu lên người Mô ha mét giáo. Người Mô ha mét giáo cứ phóng chiếu lên người Hindus. Người Mô ha mét giáo coi người Hindus là rất tinh ranh. Người Hindus cứ cho rằng người Mô ha mét giáo rất nguy hiểm, giết người, bạo hành, bất lương. Người Ấn Độ cứ phóng chiếu lên người Pakistan; người Pakistan cứ phóng chiếu lên người Ấn Độ. Trung Quốc cứ phóng chiếu lên Nga; Nga cứ phóng chiếu lên Mĩ; Mĩ cứ phóng chiếu lên Nga. Họ tất cả đều phủ nhận rằng họ có những điều này bên trong mình.
Nhìn mà xem! Trong thời chiến tranh lạnh, Mĩ cứ chồng chất vũ khí, Nga cứ chồng chất vũ khí. Bây giờ đua tranh đã đi tới cực điểm ngu xuẩn. Những người hiểu điều đó, họ nói, ‘Bây giờ điều tuyệt đối ngu xuẩn là cứ tích luỹ thêm nhiều vũ khí bởi vì chúng ta đã có nhiều hơn mức chúng ta cần – nhiều hơn bảy lần! Trái đất này quá nhỏ chúng ta có thể phá huỷ bảy trái đất như thế này! Chúng ta có thể giết mọi người bảy lần! Tất nhiên, điều này là không cần thiết. Một người chết một lần thôi. Không có nhu cầu. Chúng ta có khả năng giết quá nhiều.’ Nhưng dù vậy chúng ta vẫn cứ làm.
Cho nên vấn đề là ở chỗ nước Nga cứ chồng chất mãi vũ khí, cứ nhìn vào điều vô lí – bây giờ thì để đâu, cất chúng vào đâu? Làm sao làm hiểu được điều đó? Nước Nga cứ phóng chiếu rằng Mĩ cũng theo mình, cũng sẵn sàng tiêu diệt mình. Kẻ giết người có đó – đó là lí do tại sao chúng ta phải chuẩn bị, phải sẵn sàng. Cùng điều đó xảy ra ở Mĩ. Cả hai đều phóng chiếu lên nhau, thế rồi họ trở nên hoảng sợ.
Các cuộc chiến vẫn tiếp tục, xung đột vẫn tiếp tục, bạo hành vẫn tiếp tục… trừ phi con người đi tới hiểu ra không phủ nhận điều gì trong bản thân mình, mà chấp nhận nó. Tái hấp thu nó vào trong thống nhất hữu cơ của bạn, bởi vì phần bị phủ nhận sẽ tạo ra nhiều rắc rối cho bạn. Bất kì điều gì bạn phủ nhận, bạn đều sẽ phải đổ ra đâu đó khác. Bạn sẽ phải phóng chiếu lên ai đó. Phần bị phủ nhận trở thành việc phóng chiếu.
Và con mắt phóng chiếu sống trong ảo vọng, ảo tưởng. Thế thì chúng không thực. Jean-Paul Sartre nói, ‘Người khác là địa ngục.’ Đây là điều gì đó cần được hiểu. Bạn bao giờ cũng nghĩ theo cách đó. Ông ấy đơn giản nói một hiểu lầm rất thông thường, diễn đạt một ảo tưởng rất thông thường.
Nếu bạn khổ bạn nghĩ ai đó khác làm cho bạn khổ. Nếu bạn giận dữ bạn nghĩ ai đó đang làm bạn giận – nhưng bao giờ cũng là ai đó khác. Nếu bạn giận, thì bạn giận. Nếu bạn khổ, thì bạn khổ. Chẳng ai làm gì bạn cả. Không ai có thể làm cho bạn giận được trừ phi bạn quyết định trở nên giận. Thế thì mọi người đều có thể là sự giúp đỡ, thế thì mọi người đều có thể được dùng như màn ảnh và bạn có thể phóng chiếu. Không ai có thể làm cho bạn khổ trừ phi bạn quyết định khổ. Thế thì toàn thế giới giúp bạn khổ.
Cái ngã là địa ngục, không phải người khác. Chính cái ý tưởng rằng ‘Mình tách rời khỏi thế giới mới là địa ngục. Việc tách rời là địa ngục. Vứt bản ngã và bỗng nhiên thấy ra – mọi khổ đều biến mất, mọi xung đột đều biến mất.
Bạn phải chấp nhận và hiểu. Trong chấp nhận và hiểu đó, phần địa ngục sẽ được hấp thu trở lại vào sự thống nhất. Xung đột của bạn sẽ tan biến, căng thẳng của bạn sẽ tan biến. Bạn sẽ trở thành nhiều hơn một mảnh, bạn sẽ cùng nhau nhiều hơn. Và khi bạn cùng nhau, không có ý tưởng về bản ngã chút nào. Bản ngã là không thoải mái. Khi bạn bị kéo theo từng phần, khi bạn sống theo cách chia chẻ… đi theo nhiều hướng, nhiều chiều đồng thời ngược nhau… khi bạn sống trong mâu thuẫn, thế thì bản ngã phát sinh.
Bạn đã bao giờ cảm thấy đầu mình khi không bị đau không? Khi đau đầu có đó bạn cảm thấy đầu có đó. Nếu đau đầu biến mất, đầu cũng biến mất luôn. Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy nó – rằng nó có đó. Khi bạn ốm bạn cảm thấy thân thể. Khi bạn mạnh khoẻ bạn không cảm thấy thân thể. Mạnh khoẻ hoàn hảo là không mang tính thân thể. Bạn không cảm thấy thân thể chút nào. Bạn có thể quên thân thể; chẳng có gì để nhớ nó cả. Người hoàn toàn mạnh khoẻ là người quên lãng thân thể; người đó không biết rằng mình có thân thể.
Đứa trẻ hoàn toàn mạnh khoẻ. Nó không có thân thể. Người già có thân thể lớn. Người ta càng trở nên già, càng nhiều bệnh, nhiều tật, xung đột lắng đọng. Thế thì thân thể không hoạt động như nó phải hoạt động, không trong hài hoà; không trong hoà hợp. Thế thì người ta cảm thấy thân thể.
Tất cả những nền văn hoá trẻ đều chấp nhận thân thể; nền văn hoá già phủ nhận thân thể. Văn hoá già phản ánh tâm trí già; tâm trí của người già; văn hoá trẻ phản ánh tâm trí của thanh niên. Chẳng hạn ở Ấn Độ – đó là một trong những nền văn hoá cổ đại nhất – thân thể bị phủ nhận. Cái gọi là các sư, thánh nhân của bạn – họ đều chống lại thân thể, họ là kẻ thù của thân thể. Họ có thái độ của người già đối với thân thể. Ở Mĩ – đó là nước rất trẻ – thân thể được chấp nhận, được tận hưởng. Khi một nước là trẻ, thân thể được tận hưởng, khi nước già, thân thể trở thành kẻ thù. Điều đó đơn giản chỉ ra thái độ của người già.
Nếu bạn hiểu hiện tượng đơn giản này – rằng đau đầu làm cho bạn nhận biết về cái đầu, ốm bệnh làm cho bạn nhận biết về thân thể – thế thì cũng có cái gì đó giống như ốm bệnh trong linh hồn bạn làm cho bạn nhận biết về cái ngã. Bằng không thì linh hồn hoàn toàn mạnh khoẻ sẽ không có cái ngã nào. Đó là điều Phật nói – không có cái ngã, không có atman, anatta. Vô ngã hiện hữu… và đó là trạng thái cõi trời, niết bàn.
Bạn mạnh khoẻ và hài hoà tới mức không có nhu cầu nhớ tới nó. Nhưng bình thường chúng ta cứ trau chuốt cho bản ngã. Một mặt chúng ta cứ cố gắng không khổ, mặt khác chúng ta cứ trau chuốt cho bản ngã. Mọi con đường của chúng ta đều mâu thuẫn.
Một người xã hội ngạo mạn chết đi và tới cổng thiên đường.
‘Xin chào, mời vào,’ đó là lời đón chào của Thánh Peter.
‘Tôi sẽ không vào đâu,’ kẻ hợm hĩnh cười khẩy. ‘Nếu ông cho bất kì ai vào mà không đặt chỗ trước, đây không phải là ý tưởng của tôi về thiên đường.’
Nếu người bản ngã, ngay cả bởi may mắn, có tới cổng cõi trời, người đó cũng không vào. Đây không phải là ý tưởng của người đó về cõi trời – không đặt chỗ trước sao? Bất kì ai cũng được đón chào sao? Thế thì phỏng có ích gì? Chỉ những người được chọn, rất ít, hiếm người mới được phép chứ. Thế thì bản ngã có thể vào trong cõi trời. Thực tế bản ngã không thể vào cõi trời được, nó chỉ có thể vào địa ngục thôi. Sẽ tốt hơn để nói bản ngã mang theo địa ngục riêng của nó đến bất kì chỗ nào nó tới.
Chuyện xảy ra: Một người đàn ông ngã vào hầm cứt ở miền quê và không thể nào ra được. Thế là anh ta đứng đó la hét, ‘Cháy! Cháy!’ và trong vài giờ một lính cứu hoả cuối cùng cũng tới.
‘Làm gì có cháy ở đây!’ Viên sếp kêu. ‘Anh la hét “Cháy” vì cái gì vậy?’
‘Ông muốn tôi la hét cái gì?’ Người đàn ông hỏi. ‘Cứt sao?’
Bản ngã là thế ngay cả khi nó ở trong địa ngục, nó sẽ không chấp nhận, nó sẽ không chấp nhận điều đó. Bản ngã cứ tô điểm cho nó.
Không có cách nào khác, bạn sẽ không chỉ chấp nhận, bạn sẽ phải hiểu và thấm nhuần. Bạn sẽ phải chịu đựng dằn vặt và đau đớn của nó để cho bạn trở nên hoàn toàn nhận biết nó là gì. Chỉ khi bạn biết nó là gì thì bạn mới có khả năng biết cách bạn tạo ra nó. Và chỉ khi bạn biết cách bạn tạo ra nó, thế thì vấn đề là ở bạn có muốn tạo ra nó thêm nữa hay không. Thế thì đó là chọn lựa của bạn.
Khó mà chấp nhận địa ngục bởi toàn thể nỗ lực của chúng ta là để phủ nhận nó. Đó là lí do tại sao bạn có thể khóc bên trong, bạn cứ mỉm cười bên ngoài. Bạn có thể buồn, nhưng bạn cứ giả vờ bạn đang hạnh phúc. Khó mà chấp nhận được rằng bạn khổ. Nhưng nếu bạn cứ phủ nhận nó, nó dần dần sẽ trở nên bị ngắt ra khỏi nhận biết của bạn. Đó là điều xảy ra khi chúng ta nói điều gì đó đã trở thành vô ý thức. Điều đó nghĩa là nó đã trở nên bị ngắt khỏi ý thức. Bạn đã phủ nhận nó lâu tới mức nó đã thoái lui vào trong phần bóng tối của cuộc sống bạn, nó đã đi vào trong tầng hầm. Bạn không bao giờ bắt gặp nó, nhưng nó cứ làm việc từ đó và ảnh hưởng tới bạn và đầu độc con người bạn.
Nếu bạn khổ bạn có thể mỉm cười, nhưng nụ cười đó là tô vẽ. Nó chỉ là bài tập của cái môi. Nó chẳng liên quan gì tới bản thể bạn cả. Bạn có thể mỉm cười, bạn có thể thuyết phục người đàn bà rơi vào tình yêu bằng nụ cười của bạn. Nhưng nhớ lấy – cô ấy cũng đang làm cùng điều đó. Cô ấy cũng mỉm cười và cô ấy cũng khổ. Cô ấy cũng giả vờ. Cho nên hai nụ cười giả dối tạo ra tình huống là chúng ta có thể yêu. Nhưng bạn có thể cứ mỉm cười được bao lâu? Bạn sẽ phải buông lỏng. Sau vài giờ bạn sẽ phải buông lỏng. Nếu bạn có con mắt xuyên thấu, bạn có thể thấy – nếu bạn sống cùng một người trong ba giờ bạn có thể thấy thực tại của người đó. Bởi vì giả vờ trong ngay cả ba giờ thôi là rất khó. Làm sao cứ mỉm cười mãi trong ba giờ được nếu không có nụ cười nào tới từ bạn? Bạn sẽ quên đi quên lại và bộ mặt khổ của bạn sẽ lòi ra.
Trong vài khoảnh khắc bạn có thể lừa dối. Đó là cách chúng ta lừa lẫn nhau. Và chúng ta hứa rằng chúng ta là những người rất hạnh phúc, nhưng chúng ta không phải vậy. Cùng điều này cũng được người kia thực hiện. Thế thì mọi chuyện tình đều trở thành khổ, và mọi tình bạn đều trở thành khổ. Bằng che giấu khổ của mình bạn không thoát được ra khỏi nó – bạn sẽ tạo ra nhiều khổ hơn.
Điều đầu tiên là đương đầu với nó. Đừng bao giờ chuyển động chừng nào bạn còn chưa đương đầu với thực tại của mình, và đừng bao giờ giả vờ là ai đó khác. Bởi vì đó không phải là con đường hạnh phúc xảy ra. Là chính bản thân mình đi. Nếu bạn khổ, thế thì khổ. Chẳng cái gì sai sẽ xảy ra. Bạn sẽ tránh được nhiều rắc rối.
Tất nhiên không ai rơi vào tình yêu với bạn; được thôi – bạn sẽ tránh được nhiều rắc rối. Bạn sẽ vẫn còn một mình – nhưng chẳng cái gì sai trong việc là một mình. Đối diện với nó, đi sâu vào trong nó, đem nó ra, làm bật rễ nó ra từ vô thức và đem nó ra ý thức. Đó là việc khó, nhưng nó đền đáp lại – nó đền đáp lại vô cùng. Cái đáp lại là mênh mông.
Một khi bạn đã thấy nó, bạn có thể đơn giản ném nó đi. Nó tồn tại vô hình, nó tồn tại chỉ trong vô thức, trong bóng tối. Một khi bạn đem nó ra ánh sáng, nó bắt đầu khô héo đi. Đem toàn thể tâm trí của bạn ra ánh sáng và bạn sẽ thấy – tất cả mọi thứ khổ sở bắt đầu chết đi, và tất cả những thứ đẹp đẽ và phúc lạc bắt đầu đâm chồi. Dưới ánh sáng của tâm thức, cái còn lại là tốt, và cái chết đi là xấu.
Đó cũng là định nghĩa về tội lỗi và đức hạnh. Đức hạnh là cái có thể lớn lên với nhận biết tuyệt đối; không có khó khăn. Tội lỗi là cái không thể lớn lên được với nhận biết; nó cần vô nhận biết để lớn lên. Vô nhận biết là cái phải có cho nó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0705665349
Liên hệ