Cảm thấy đau khi buông bỏ mọi thứ gây khổ?

Những thứ gây ra khổ của bạn phải cho bạn sướng nào đó nữa; bằng không vấn đề này không nảy sinh đâu. Nếu chúng là khổ thuần khiết bạn đã vứt bỏ chúng đi rồi. Nhưng trong cuộc sống, chẳng cái gì thuần khiết cả; mọi thứ đều bị trộn lẫn với cái đối lập của nó. Mọi thứ đều mang cái đối lập của nó trong bụng nó.
Điều bạn gọi là khổ, phân tích nó, thấm vào trong nó, và bạn sẽ thấy rằng nó cho bạn cái gì đó bạn muốn có. Có thể cái đó không phải là thực, có thể nó chỉ là hi vọng, có thể nó chỉ là hứa hẹn cho ngày mai, nhưng bạn sẽ níu bám lấy khổ, bạn sẽ níu bám lấy đau, trong hi vọng rằng ngày mai cái gì đó mà bạn bao giờ cũng ham muốn và khao khát sẽ xảy ra. Bạn chịu đựng khổ trong hi vọng về sướng. Nếu nó là khổ thuần khiết thì không thể nào níu bám được nó.
Quan sát, tỉnh táo hơn về khổ của bạn. Chẳng hạn, bạn đang cảm thấy ghen tuông. Điều đó tạo ra khổ. Nhưng nhìn quanh – phải có cái gì đó tích cực trong nó. Nó cho bạn bản ngã nào đó, cảm giác nào đó về bản thể mình tách rời khỏi người khác, cảm giác cao siêu. Ghen tuông của bạn ít nhất cũng giả vờ là tình yêu. Nếu bạn không cảm thấy ghen tuông bạn sẽ nghĩ có thể bạn không yêu thêm nữa, và bạn níu bám lấy ghen tuông vì bạn muốn níu bám lấy tình yêu của mình – ít nhất cũng là ý tưởng về tình yêu.
Nếu người đàn bà của bạn hay người đàn ông của bạn đi với ai đó khác và bạn không cảm thấy ghen tuông chút nào, bạn sẽ lập tức trở nên quan tâm rằng bạn không còn yêu nữa. Bằng không, trong hàng thế kỉ bạn đã từng được bảo rằng người yêu hay ghen tuông. Ghen tuông đã trở thành một phần cố hữu của tình yêu của bạn: không ghen tuông tình yêu của bạn chết; chỉ với ghen tuông cái gọi là tình yêu của bạn mới sống. Nếu bạn muốn yêu bạn sẽ phải chấp nhận ghen tuông của mình và khổ được nó tạo ra.
Và tâm trí bạn lại rất tinh ranh và rất láu lỉnh trong việc tìm cách hợp lí hoá. Nó sẽ nói, “Cảm thấy ghen tuông là điều tự nhiên.” Và điều đó có vẻ như tự nhiên bởi vì mọi người khác đều làm cùng điều đó. Tâm trí bạn sẽ nói, “Tự nhiên là phải cảm thấy đau khi người yêu của mình rời bỏ mình, bởi vì mình đã yêu quá nhiều! Làm sao mình tránh được nỗi đau này, vết thương này, khi người yêu của mình rời bỏ mình?”
Thực tế, bạn đang tận hưởng vết thương của mình nữa, theo cách rất tinh tế và vô ý thức. Vết thương của bạn đang cho bạn ý tưởng rằng bạn là người yêu lớn lao, rằng bạn đã yêu quá nhiều, rằng bạn đã yêu sâu sắc thế. Tình yêu của bạn sâu xa thế, bạn bị tan nát bởi vì người yêu đã rời bỏ bạn. Cho dù bạn không tan nát thì bạn cũng sẽ giả vờ bị tan nát – bạn sẽ tin vào dối trá riêng của mình. Bạn sẽ cư xử cứ dường như bạn đang trong khổ lớn lao, bạn sẽ kêu gào khóc lóc – và nước mắt của bạn có thể không đúng chút nào, nhưng chỉ để an ủi bản thân bạn rằng bạn là người yêu lớn lao, bạn phải kêu khóc.
Quan sát mọi loại khổ: Hoặc nó có sướng nào đó trong nó mà bạn không sẵn sàng để mất, hoặc nó có hi vọng nào đó trong nó mà cứ lủng lẳng trước bạn như củ cà rốt. Và nó trông gần thế, ngay góc kia thôi, và bạn đã du hành lâu thế và bây giờ mục đích lại gần thế – sao lại vứt nó đi? Bạn sẽ tìm cách hợp lí hoá nào đó trong nó, đạo đức giả nào đó trong nó.
Nếu ai đó chết và bạn không cảm thấy buồn bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rằng cái gì đó chắc chắn sai với bạn. Làm sao bạn có thể tránh được nỗi buồn khi ai đó đã chết? Bởi vì chúng ta đã được bảo điều đó là tự nhiên, nó là bình thường, và mọi người đều muốn tự nhiên và bình thường. Nó không phải là bình thường, nó chỉ là trung bình. Nó không phải là tự nhiên, nó chỉ là thói quen được trau dồi lâu; bằng không chẳng có gì để khóc lóc than vãn cả. Cái chết chẳng phá huỷ cái gì. Thân thể là cát bụi và trở về với cát bụi thôi.
Nhưng bạn than vãn và khóc lóc và bạn mang nỗi buồn trong nhiều ngày. Đấy chỉ là hình thức – hay nếu nó không phải là hình thức thì có mọi khả năng là bạn chưa bao giờ yêu người đã chết và bây giờ bạn cảm thấy ăn năn. Bạn chưa bao giờ yêu người này một cách toàn bộ và bây giờ không còn thời gian nữa. Bây giờ người này đã biến mất, bây giờ họ sẽ không bao giờ sẵn có nữa. Có thể bạn đã cãi nhau với chồng bạn và anh ấy đã chết trong đêm trong giấc ngủ của anh ấy – bây giờ bạn sẽ nói bạn khóc lóc bởi vì anh ấy đã chết, nhưng thực sự bạn đang khóc bởi vì bạn thậm chí đã không có khả năng xin anh ấy tha thứ. Bạn thậm chí đã không có khả năng nói lời chào tạm biệt. Cuộc cãi vã sẽ treo trên bạn như đám mây vĩnh viễn.
Nếu bạn sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc trong tính toàn bộ, thế thì không bao giờ có ăn năn, không mặc cảm. Nếu bạn đã yêu một cách toàn bộ, không có vấn đề gì. Một ngày nào đó nếu người yêu ra đi, điều đó đơn giản nghĩa là bây giờ con đường của chúng ta tách làm đôi. Chúng ta có thể nói lời tạm biệt, chúng ta có thể cảm ơn lẫn nhau. Chúng ta chia sẻ nhiều thế, chúng ta yêu nhiều thế, chúng ta đã làm giàu cho cuộc sống của nhau nhiều thế – cái gì có đó để mà khóc lóc và than vãn, và sao lại khổ? Nhưng mọi người bị vướng mắc trong việc hợp lí hoá của mình tới mức họ không thể thấy được bên ngoài chúng. Và họ hợp lí hoá mọi điều. Ngay cả những điều hiển nhiên đơn giản cũng trở thành rất phức tạp.
Bạn cảm thấy nhiều đau thế trong việc buông bỏ mọi thứ làm bạn khổ? Bạn còn chưa được thuyết phục rằng chúng đang gây ra khổ cho bạn. Và bạn sẽ phải thấy rằng có những đầu tư vào khổ của bạn. Nếu bạn muốn những đầu tư đó bạn sẽ phải học sống với khổ; nếu bạn muốn vứt bỏ khổ, bạn sẽ phải vứt bỏ những đầu tư đó nữa.
Bạn có quan sát điều đó không? Nếu bạn nói về khổ của mình cho mọi người, họ cho bạn sự thông cảm. Mọi người đều thông cảm với người khổ. Bây giờ, nếu bạn thích nhận được sự thông cảm từ mọi người bạn không thể vứt bỏ khổ của mình được; đó là đầu tư của bạn.
Chồng khổ về nhà, vợ yêu thương, thông cảm. Anh ta càng khổ nhiều, con anh ta càng chăm sóc anh ta hơn; anh ta càng khổ nhiều, bạn anh ta càng thân thiện với anh ta hơn. Mọi người đều chăm sóc cho anh ta. Khoảnh khắc anh ta bắt đầu trở nên hạnh phúc tất nhiên họ rút lại sự thông cảm của họ- người hạnh phúc không cần thông cảm. Người đó càng hạnh phúc, người đó càng thấy rằng chẳng ai chăm nom tới mình. Cứ dường như mọi người bỗng nhiên trở thành hà khắc, đông cứng. Bây giờ, làm sao bạn có thể vứt bỏ khổ của mình được?
Bạn sẽ phải vứt bỏ ham muốn này về được chú ý, ham muốn này về được thông cảm từ mọi người. Thực tế, ham muốn được thông cảm từ mọi người là rất xấu – nó làm bạn thành kẻ ăn xin. Và nhớ, thông cảm không phải là yêu; họ đang bắt buộc bạn, họ đang đáp ứng một loại nghĩa vụ – đó không phải là tình yêu. Họ có thể không thích bạn, nhưng dù vậy họ sẽ thông cảm với bạn. Đây là xã giao, văn hoá, văn minh, hình thức – nhưng bạn đang sống trên những điều giả. Tất nhiên, nếu bạn trở nên hạnh phúc, nếu bạn vứt bỏ khổ của mình, đó sẽ là thay đổi triệt để trong phong cách sống của bạn; mọi sự có thể bắt đầu thay đổi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0705665349
Liên hệ