Hội chứng bận rộn trong cuộc sống

Chúng ta thường lấy lý do rất bận rộn, không có thời gian để thanh minh cho những hành động ích kỷ của bản thân mình.
Con người sợ sự buồn chán và họ sẽ làm mọi việc để giữ cho mình bận rộn, nhưng liệu sự bận rộn có thực sự làm chúng ta hạnh phúc?
Phần lớn nền văn minh hiện đại có thể phải cảm ơn cho thói quen luôn bận rộn của con người.
Nhưng có một sự căng thẳng trong chúng ta giữa khao khát hoạt động và không hoạt động. Khi được cho một sự lựa chọn, chúng ta sẽ muốn duy trì tình trạng nhàn rỗi- cho dù tình trạng đó có hạnh phúc hay không – nhưng đồng thời, chúng ta sẽ tìm mọi lý do để trở nên bận rộn.


Sự căng thẳng giữa 2 khao khát trên được mô tả trong một nghiên cứu gần đây bởi Hsee et al. (2010). Khi được cho sự lựa chọn, những người tham gia thích không phải làm gì cả, trừ khi họ được đưa ra một lý do (dù là nhỏ nhất) để làm một việc nào đó: một thanh kẹo chẳng hạn. Sau đó họ sẽ nhảy sang hành động.
Người ta không chỉ cần một lý do (nhỏ nhất) để bận rộn mà họ cũng cảm thấy hạnh phúc hơn khi đang làm một việc gì đó hơn là không làm gì cả. Như thể con người hiểu được rằng sự bận rộn sẽ giúp họ hạnh phúc hơn, nhưng họ cần một lý do để làm một số việc.
Tâm trí lang thang
Vậy bí mật của một đời sống hạnh phúc là phải luôn bận rộn? Cũng không hoàn toàn như vậy. Điều không may là nếu bạn chỉ bận rộn không thôi thì chưa đủ. Bởi vì tâm trí của chúng ta có thể dễ dàng đi lang thang khi chúng ta đang bận rộn cũng như khi ta đang nhàn rỗi. Ngay cả khi đang bận rộn thì tâm trí của chúng ta cũng thường ở một nơi nào đó.
Killingsworth and Gilbert (2010) đã thử nghiệm về kinh nghiệm của 2250 người Mỹ trưởng thành vào những khoảng thời gian ngẫu nhiên. Mỗi lần những người tham gia thông báo thông qua điện thoại di động về việc họ đang cảm nhân như thế nào và họ đang làm gì.. Gần một nửa số thời gian người tham gia được hỏi, tại thời điểm mà tâm trí của họ đang đi lang thang từ bất cứ những việc mà họ đang làm – 43% về những chủ đề thoải mái, 27% về những chủ đề không thoải mái và còn lại là những chủ đề trung bình.
Thời điểm duy nhất mà tâm trí của họ không đi lang thang, đó là khi họ đang quan hệ tình dục.
Điều thú vị là cả 2 chủ đề (trung bình và không thoải mái) có bao gồm 57% suy nghĩ lan man, làm cho con người ít hạnh phúc hơn so với hoạt động hiện tại của họ, bất kể đó là hoạt động gì. Và ngay cả khi suy nghĩ về những điều hạnh phúc thì họ vẫn không hạnh phúc hơn so với việc dấn mình hoàn toàn vào hoạt động hiện tại.
Killingsworth và Gilbert kết luận:
“… tâm trí con người là một tâm trí lan man, và một tâm trí lan man là một tâm trí bất hạnh. “
Nhìn chung, nghiên cứu này phát hiện thấy: những gì con người đang suy nghĩ là một yếu tố dự đoán tốt về việc họ cảm thấy hạnh phúc như thế nào, hơn là những gì họ đang làm.
Thiền định (being mindful) là một điều tốt. Tập trung chú ý vào bất kỳ điều gì bạn đang làm ngay bây giờ có khả năng làm bạn cảm thấy hạnh phúc hơn là để tâm trí bạn đi lang thang.
Tương tự như vậy, tìm một lý do để trở nên năng động và dấn mình vào bất cứ điều gì, cũng có khả năng khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn là chỉ ngồi nhàn rỗi, cho dù khuynh hướng tự nhiên của con người là hướng đến sự nhàn rỗi. Vì vậy, trở nên bận rộn sẽ không làm chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn, chừng nào mà chúng ta có thể dừng những suy nghĩ lan man.
Có một câu chuyện như thế này:
Tôi có một nhóm bạn thân ngày cấp 3. Đỗ đại học, chúng tôi lên Hà Nội theo đuổi ước mơ cho riêng mình. Trước ngày chia tay, chúng tôi ngồi bên nhau rất lâu, đứa nào cũng ríu rít hẹn ngày sinh nhật ai trong nhóm cũng phải có mặt đầy đủ. Thế nhưng mỗi đứa ở một nơi khác nhau. Đứa có bạn trai, đứa vì công việc làm thêm. Chúng tôi thiếu vắng một hai người trong vài lần hẹn và sau đó, năm thứ 3 của đại học, chúng tôi chẳng mấy khi gặp nhau. Sinh nhật ai cũng chỉ một tin nhắn mà câu đầu tiên rất có thể là: Xin lỗi mày tao bận quá…
H. một người bạn của tôi học báo chí, than thở: “Đi làm mỗi ngày mình mở rộng mối quan hệ ra rất nhiều nhưng làm thế nào để duy trì nó tốt đẹp trong một giới hạn, cũng khó”. “Thỉnh thoảng mời người ta đi cà phê, uống nước, bạn bè thỉnh thoảng trò chuyện”. “Nhưng tao bận lắm, làm gì có thời gian”… Câu chuyện của chúng tôi bao giờ cũng kết thúc sau câu nói đó của H.
Cả năm học trò cũ mới có ngày Tết để về thăm cô giáo cũ. Người giỏ hoa, người túi quà lớn bé. Gặp cô giáo, câu đầu tiên nhiều bạn bè tôi thốt lên, như một lập trình, lâu nay bận quá, em không đến thăm cô được, cô có khỏe không
Thầy giáo tôi thường kể về những sinh viên mà ông ấn tượng trong suốt qua trình giảng dạy. Không ít những anh chị phóng viên, nhà báo đã rất thành danh trên nhiều trang báo vẫn đi học tiếp văn bằng hai. Không bao giờ đi học đúng giờ, bao giờ cũng tất tất tả tả đến lớp học buổi tối với laptop, điện thoại di động kè kè thi thoảng nghe lấm lét trong giờ. Biết trò nên thầy giáo tôi cũng bỏ qua. Không hiếm lần, sau cái bắt tay ngoài hành lang với thầy xin phép về sớm cho một cuộc họp báo quan trọng, thầy giáo tôi lại bắt gặp chính sinh viên đó ngồi chơi cờ với mấy anh bạn ngoài quán cà phê!
Không có lệnh cấm khắt khe nên không ít sinh viên mang laptop đến giảng đường, với lý do để thảo luận, lấy thông tin trên mạng, ra chơi tranh thủ đọc báo, viết bài… Nhưng liệu bạn có thật sự bận rộn đến mức ngồi trà chanh, cà phê với bạn bè tay vẫn nhí nhoáy cái điện thoại để nhắn tin, giờ giảng rất tâm huyết của giảng viên cũng bỏ ngoài tai khi bạn cắm cúi bên màn hình laptop? Một cô bạn rất khái tính của tôi kể lại có lần cô tự nhiên đứng dậy khi cô và bạn đang ngồi giữa căng tin. Chỉ có 5 phút cho một ly cà phê và những câu chuyện vui giữa giờ học, nhưng bạn cô mang theo điện thoại, mải mê với những tin nhắn và nghe câu được câu chăng với người đối diện. Cô bạn tôi buồn bã, “chúng ta lên lớp đi, chắc cậu đang bận”.
Chúng ta thường lấy lý do rất bận rộn, không có thời gian để thanh minh cho những hành động ích kỷ của bản thân mình. Ở xa không thể tới thăm cô giáo thường xuyên nhưng lẽ nào không có vài phút gọi điện thoại hỏi thăm cô những ngày lễ? Thi thoảng cố gắng để dành một thứ bảy hay chủ nhật để tới nhà bạn bè, người thân, đơn giản là mua ít trái cây, cùng ăn và trò chuyện, chẳng lẽ cuộc sống của mỗi người quá bận rộn cho 24h, không thể làm gì khác? Sinh nhật bạn bè, có thể đến đưa một cái thiệp vào sáng sớm, một món quà nhỏ giữa buổi trưa, làm gì không thể có một vài phút ngắn ngủi cho những người bạn sẽ theo ta suốt cuộc đời?
Thầy giáo tôi, giám đốc một trung tâm Truyền thông – Quan hệ công chúng của một trường Đại học, Tổng biên tập một tờ báo lớn của Hà Nội, ngày ngày vẫn là giảng viên cho một trường đại học khác, một ngày của thầy bắt đầu lúc 8h và kết thúc lúc 20h30. Chúng tôi vào học một3h, giữa giờ nghỉ trưa của nhiều người quen giấc. Nhưng chưa một lần nào tôi thấy thầy đến muộn, vào lớp sau ông, sinh viên có khi cả chục người. Chúng tôi hỏi ông công việc thế này thầy có thấy quá bận rộn không? Ông cười và trả lời, chưa một cuộc gặp gỡ bạn bè nào ông chưa có mặt, ông vẫn có thể dẫn các con đi chơi cuối tuần và hứng chí có thể chở cả nhà đi du lịch bằng xe riêng tới một vùng xa lắc.
Vậy thì con người có phải là quá bận rộn cho những công việc của mình và có thể lấy lý do quên đi những người xung quanh mình? Tôi nghĩ là không. Thời gian chỉ có 24 tiếng một ngày nhưng sử dụng nó ra sao do mỗi chúng ta tự quyết định. Tôi tâm niệm một câu ngạn ngữ Pháp, nó có thể đúng trong mọi hoàn cảnh, không cái gì là không thể bởi “Muốn là được!”. Có giới hạn thời gian nào cho yêu thương khi bạn đã đặt cả tấm lòng vào những người xung quanh bạ
Tôi nghĩ là bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nhận ra mình được thư giãn hơn biết bao nhiêu chỉ riêng bằng vào việc thay đổi những lời chào hỏi, nhận xét với những người bạn gặp gỡ hay nói chuyện qua điện thoại. Như một cách thử nghiệm, bạn hãy cố tránh hoàn toàn những mẩu chuyện đề cập đến sự bận rộn của mình trong vòng một tuần lễ. Có thể là khó đấy, nhưng rất đáng bỏ công làm. Bạn sẽ nhận ra được rằng, cho dù vẫn bận rộn như mọi khi, nhưng bạn đã bắt đầu cảm thấy ít bận rộn hơn.
Bạn cũng sẽ nhận ra rằng, khi bạn không nhấn mạnh vào sự bận rộn như thế nào của mình nữa, người nói chuyện với bạn cũng sẽ cảm nhận được sự tán thành của bạn trong việc ít nhấn mạnh hơn đến sự bận rộn của họ, giúp cho chính họ cũng bớt căng thẳng hơn đôi chút, và còn có thể tạo điều kiện dễ dàng cho câu chuyện phát triển theo những hướng tốt đẹp hơn và thư giãn hơn cho cả hai. Vì thế, lần tới đây có ai hỏi bạn về công việc lúc này thế nào, có thể trả lời sao cũng được, nhưng loại trừ đi câu “Tôi rất bận” Rồi bạn sẽ hài lòng khi làm được điều này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0705665349
Liên hệ