Đối mặt với cái chết, hạnh phúc hơn chăng?

Nhà tâm lý học DeWall (ĐH Kentucky, Mỹ) cho rằng não bộ con người có phản ứng tâm lý tự động đối kháng khi phải đối mặt với một sự đe dọa về mặt thể xác hay nỗi sợ hãi về tinh thần. Nghĩa là, nếu sẵn sàng đối mặt với cái chết, con người sẽ hạnh phúc hơn.
Phản ứng tâm lý tự động đối kháng
Dưới đây là một bản báo cáo về một nghiên cứu có tính phát hiện: Khi được hỏi bạn cảm thấy thế nào khi viết di chúc cho con cháu, con người, thay vì cảm giác buồn bã, lại cảm thấy mình như hạnh phúc hơn.
Đó cũng là kết quả nghiên cứu sẽ được công bố vào tháng 11 năm nay của nhóm nghiên cứu khoa học tâm lý.
Những nhà nghiên cứu cho biết đó là phản ứng tâm lý tự động miễn dịch.
Nghĩa là, khi người ta đối mặt với cái chết của chính mình, não bộ sẽ tự động tạo ra một loại cảm giác có khả năng đương đầu với cảm giác đau buồn (vừa xuất hiện trước đó) để tự bảo vệ mình.
Các nhà khoa học giải thích phản ứng này xuất hiện để bảo vệ con người khỏi cảm giác thất vọng thường trực cũng như giúp trí não con người hoạt động cân bằng.
Đó là lý do giải thích vì sao khi con người sẵn sàng đối mặt với cái chết, họ bỗng nhiên cảm thấy vui vẻ hơn
Điều này có thể lý giải tại sao những thăng trầm trong cuộc sống, ý nghĩ “con người càng già càng tiến gần tới cái chết”, hay một người bị chẩn đoán là đang mắc phải một loại bệnh vô phương cứu chữa có thể khiến cho con người ta trở nên lạc quan hơn.
Có vẻ như ai đó sẽ nói cách lý giải này đã lỗi thời rồi thì tác giả của bản báo cáo này, nhà tâm lý học Nathan DeWall sẽ khẳng định điều ngược lại. Ông nói: “Đó không phải lập luận kiểu: “Tôi biết chắc mình đang chết, nhưng tôi sẽ tự thuyết phục mình rằng không phải vậy”, mà là “Tôi nghĩ những gì đang diễn là những gì con người ta thực sự sợ hãi (trong sự chống chọi)”.
Từ chối sự thật là cách mà nhiều người thường chọn khi phải đối mặt với một khó khăn, “do vậy khi con người đối mặt với một nỗi sợ hãi cực độ, ví dụ như khi họ nghĩ đến cái chết của chính mình, một cách nghiêm túc nhất có thể, con người sẽ nảy sinh phản ứng đối đầu, hoàn toàn không né tránh.”
Thử nghiệm lý thuyết “xử lý nỗi sợ hãi”
DeWall và Roy Baumeister, nhà tâm lý học của trường đại học Kentucky và trường đại học Florida (Mỹ) đã cùng nhau thử nghiệm lý thuyết này – và gọi đó là “lý thuyết xử lý nỗi sợ hãi” trên 432 sinh viên tình nguyện.
Khoảng một nửa trong số sinh viên được yêu cầu mô tả  về cảm giác cũng như hình ảnh bất chợt xuất hiện trong đầu họ khi họ nghĩ đến cái chết hoặc khi họ bị chết.
Một  nửa số sinh viên còn lại được hỏi về cảm giác khi họ bị đau răng – một cảm giác không dễ chịu, không hẳn là một sự đe dọa nào, và sau đó viết cụ thể cảm giác đó ra giấy.
Các nhà nghiên cứu sau đó đã phân tích tâm lý theo chiều tăng tiến của những tình nguyện viên:
Trước hết, các bạn sinh viên “đau răng” sẽ nói về cảm giác của họ. Sau đó, tâm trạng đó được họ mô tả bằng chữ viết bằng cách điền những chữ cái bất kỳ vào những chỗ thiếu trong các từ như jo_ hoặc ang_ _  để tạo thành một từ có nghĩa để thể hiện cảm giác của mình.
Những sinh viên này điền vào chỗ trống để tạo ra những từ có nghĩa. Từ đó người nghiên cứu có thể đưa ra những đánh giá về tâm lý của họ. Người có thiên hướng trung lập hoặc lạc quan sẽ điền thêm chữ cái để được những từ như jog (chạy bộ) hoặc joy (vui vẻ); những người có thiên hướng trung lập hoặc bi quan sẽ điền từ angle (góc của một tòa nhà hoặc đồ vật) hoặc angry (tức giận).
Những sinh viên nhóm được hỏi về chết và cái chết, thì tất cả đều có một tâm lý chung: Họ cảm thấy vui vẻ (dù có một số cảm thấy vui vẻ một cách vô thức).
Khi tìm hiểu số người cảm thấy vui vẻ một cách vô thức, các nhà nghiên cứu nhận thấy những sinh viên quan tâm nhiều đến sự chết có xu hướng bộc lộ cảm xúc lạc quan thông qua từ ngữ nhiều hơn những sinh viên trong nhóm đau răng.
DeWall cho rằng các câu trả lời này chứng minh não bộ con người có phản ứng tâm lý tự động đối kháng khi phải đối mặt với một sự đe dọa về mặt thể xác hay nỗi sợ hãi về tinh thần.
Kết thúc cuộc thử nghiệm, ông đã nhận ra rằng trong nội dung cuộc thử nghiệm với những sinh viên nhóm 1 (nhóm sinh viên được hỏi về cái chết), họ thường tự reo vào đầu mình những từ có tính tích cực. “Khi bạn hỏi họ: “Hãy miêu tả cảm giác của bạn khi bạn cảm thấy cái chết đang tiền gần đến bên bạn”, trước tiên họ sẽ nói về cảm giác sợ hãi, rồi dần dần họ cảm thấy bất chấp, rồi coi thường, và rồi họ cảm thấy hạnh phúc khi “tôi sẽ gặp bà nội mình” hay “tốt thôi, hẳn là tôi sẽ được an lành bên chúa”, nhà tâm lý học DeWall nói.
Cơ thể phải tự điều chỉnh để hạnh phúc
Những giả thuyết của DeWall có thể bị nghi ngờ khi ông đưa ra các kết luận chỉ dựa trên các từ ngữ. Nhưng trước đó, hãy lưu ý một điểm sau đây: Hiện nay, số lượng người dám đối đầu với cái chết, sẵn sàng chấp nhận và đón nhận cái chết vào bất kỳ thời điểm nào thì rất nhỏ.
Trong khi đó, số lượng người cứ nghĩ mình chết chắc rồi thì rất nhiều. Giáo sư tâm lý Daniel Gilbert của đại học Harvard, người đã từng có nghiên cứu về đề tài “Các câu trả lời mang tâm lý đối kháng” cho biết: “Con người cứ suy nghĩ luẩn quẩn, rằng: “Ôi, Chúa ơi, vậy là hết, tất cả đã kết thúc.”. Khi nghĩ như vậy, cảm giác sợ hãi xuất hiện và tràn ngập trong cuộc sống của họ.
Điểm mấu chốt trong nghiên cứu của DeWall là ở chỗ, ông chỉ ra rằng phản ứng tâm lý miễn dịch của con người không làm thay đổi cái chết, mà chỉ là đối mặt với cái chết – với nhận thức rằng cái chết ấy rồi sẽ đến – không thể thay đổi.
Trong nghiên cứu của mình, DeWall chỉ ra rằng ngoài nỗi sợ hãi về cái chết, còn có cảm giác bị bỏ rơi, cảm giác khi đứng trước một hiện thực không thể thay đổi, khi bị chồng hoặc vợ lừa dối hay khi phát hiện ra con cái của mình bị nghiện ma túy…cũng có thể làm xuất hiện phản ứng tâm lý tự động đối kháng để miễn dịch. 
Cơ chế này giúp con người chống chọi với những khoảng thời gian bất hạnh của cuộc đời.
“Rất khó để giữ con người ta trong tâm trạng buồn chán quá lâu (tất nhiên là trừ những người quá bi quan). Theo tôi, đó là một trong những lý do giải thích cho sự tồn tại của loại phản ứng này này”, DeWall nói. “Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đối đầu với sự thất bại hay sợ hãi hay về chính sự tồn tại của chúng ta. Đúng là rất khó để tìm ra lối thoát. Nhưng chúng ta cần nhìn lại những khoảng thời gian khó khăn mà chung ta đã vượt qua để nhìn về tương lai.”
Bởi vậy, nếu một tâm hồn khỏe mạnh với hệ thống miễn dịch tự động hoạt động tốt thì sẽ giúp con người đối chọi được với những sự bi quan và suy sụp tinh thần, ngay cả khi người đó không có một cơ thể khỏe mạnh.
Chìm đắm trong tâm trạng buồn bã trong một thời gian dài là biểu hiện của sự thiếu điều chỉnh của cơ thể. Trong thời kỳ dậy thì của một con người, các bạn trẻ cũng rất dễ rơi vào tình trạng kém điểu chỉnh, đôi khi mọi việc chỉ đơn giản vậy thôi.

Hương Lan (dịch từ Time.com)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0705665349
Liên hệ